» » Nên lưu ý gì khi chỉnh nha niềng răng

Chỉnh nha niềng răng thẩm mỹ là phương pháp làm đẹp cho răng miệng phổ biến hiện nay. Nhưng cần phải lưu ý những gì để sau quá trình niềng răng bạn có được hàm răng đẹp như mong muốn?


1. Giảm đau nhức

Bạn có thể bị đau nhức trong khoảng 3 – 5 ngày đầu tiên sau khi niềng răng, đây là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, cả môi, bên trong má và lưỡi cũng có cảm giác bị kích thích. Trong thời gian này, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp để giúp giảm đau, tuy nhiên cũng cần lưu ý để không làm ảnh hưởng đến răng.
Các bạn nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối ấm để cơn đau nhức được thuyên giảm. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

2. Chải răng đúng cách

Khi niềng răng thì việc chải răng đúng cách là việc vô cùng quan trọng và phức tạp hơn so với những người khác. Do những mắc cài, dây thun, dây niềng và lo xo có thể khiến cho thức ăn và những mảng bám dễ bị mắc lại trên răng. Nếu không loại bỏ, chúng sẽ gây hại đến men răng và gây viêm nướu.
Cham-soc-rang-khi-nieng
Nên sử dụng những bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng có chứa Fluor, chải răng lần lượt từ dưới lên và từ trên xuống. Bạn cũng cần phải nhờ đến chỉ nha khoa để làm sạch những thức ăn giữa các kẽ răng, đưa dây chỉ qua niềng một cách nhẹ nhàng để làm sạch răng mà không gây tổn thương nướu.

3. Ăn những thực phẩm mềm

Tuần đầu tiên sau khi niềng răng, bạn chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm như các món luộc, cháo, súp, sữa… để tránh làm tổn thương, lệch hay đứt niềng răng. Điều này có thể duy trì cho đến khi các bạn không còn cảm thấy đau hoặc khó chịu do niềng răng nữa.
Nhung-luu-y-khi-nieng-rang
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên lưu ý, tránh những thực phẩm có độ cứng, giòn hoặc cần một lực mạnh để cắn và nhai như bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng… vì chúng có thể làm bạn đau và có thể gây sút hoặc đứt dây niềng. Đối với những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như táo hoặc cà rốt, chúng ta có thể cắt thành từng miếng nhỏ trước khi ăn. Chúng ta cũng nên hạn chế những thực phẩm hay đồ uống có nhiều đường, tránh uống nhiều trà, nước ngọt… Đặc biệt, không nên ăn kẹo cao su và caramel trong thời gian niềng răng. Vì, nó không chỉ làm ảnh hưởng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng mà còn có thể làm hỏng dây niềng của các bạn, khiến thời gian điều trị kéo dài hơn.

5. Xử lý khi dây hoặc niềng răng bị lỏng lẻo

Dây niềng có thể bị nhô ra gây kích thích khó chịu cho răng, nướu và môi… Các bạn có thể dùng một dụng cụ sạch, không sắc và cẩn thận đẩy dây niềng vào. Nếu tình trạng không khá hơn, bạn có thể dùng bông ướt đặt lên để làm giảm sự khó chịu.
Sau đó, hãy đến ngay phòng khám hoặc cơ sở y tế để kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa lại các thiết bị niềng răng. Nếu có phần nào bị rơi ra, bạn hãy giữ lại và mang đến phòng khám để nha sĩ gắn và chỉnh sửa lại.

6. Chơi thể thao

Bạn cần phải cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn chơi bất kỳ một môm thể thao nào, để có biện pháp và dụng cụ bảo vệ phù hợp. Điều quan trọng là khi gặp tai nạn liên quan đến mặt, chúng mình cần kiểm tra lại niềng răng ngay. Nếu có phần nào bị nới lỏng hoặc hư hỏng, các bạn hãy đến gặp bác sĩ để điều chỉnh lại.
Hãy biết cách bảo vệ và chăm sóc răng đúng cách để sau khi niềng có được hàm răng như ý muốn nhé!

About Unknown

Hi there! I am Hung Duy and I am a true enthusiast in the areas of SEO and web design. In my personal life I spend time on photography, mountain climbing, snorkeling and dirt bike riding.
«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply