» » Nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh răng miệng



Trẻ thường hay bị lỡ miệng, nấm miệng, sưng nướu,… khiến trẻ đau nhức, khó chịu. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa các bệnh này?




Viêm loét miệng
Là những tổn thương ở vùng niêm mạc miệng và cổ họng làm cho trẻ đau đớn khó chịu khi ăn hoặc nói. Đặc biệt, khi ăn những thức ăn nóng lạnh hoặc có chất kích thích bé sẽ bị đau nhiều hơn ở những vết loét và phần xung huyết xung quanh.



Thông thường, triệu chứng viêm loét miệng sẽ khỏi sau 1 - 2 tuần, nhưng sau đó có thể tái phát.
Nguyên nhân: Chấn thương nhỏ ở miệng (do trẻ đánh răng quá nhiều, ăn nhiều thực phẩm nhiều gia vị, có tính axit, tai nạn do cắn), các rối loạn đường ruột nghiêm trọng hay suy giảm hệ thống miễn dịch,…
Viêm nướu
Viêm nướu là tình trạng sưng tấy, đau hoặc viêm nhiễm nướu răng. Viêm nướu răng nếu không điều trị sớm sẽ chuyển sang nha chu viêm.
Nguyên nhân: Do vệ sinh răng răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong miệng  khiến nướu răng sưng tấy viêm nhiễm. Viêm nướu nếu không điều trị sẽ chuyển sang viêm nha chu và phá hủy vĩnh viễn răng và xương hàm của trẻ.
Nấm miệng
Là việc xuất hiện những mảng trắng trên lưỡi và những vết loét đỏ trên môi, vòm họng và niêm mặc miệng. Nấm miệng gây ra cảm giác rát trong miệng hoặc cổ họng.
Nguyên nhân: Nấm miệng là do tác động của những yếu tố bên ngoài hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, ví dụ như uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài; dùng corticosteroid; viêm đường tiết niệu…
Những bệnh này không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn có thể gây ra hôi miệng khiến trẻ tự ti mặc cảm trong giao tiếp. Tuy nhiên, cách phòng ngừa lại rất đơn giản
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đây là điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị và phòng ngừa các bệnh về miệng. Bạn nên cho trẻ chải răng 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng. Vì tăm dễ làm tổn thương nướu gây viêm nhiễm.




Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để phòng tránh và điều trị các bệnh về răng miệng, các bậc ch mẹ hãy bổ sung vitamin C và B12 vào bữa ăn cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, những món ăn dễ tiêu hóa để khống gây ra nhiệt miệng, viêm loét và tổn thương răng miệng. Nên hạn chế những thức ăn quá ngọt và những loại nước giải khát có ga.
Khám răng miệng định kỳ
Bạn nên đưa trẻ khám răng miệng định kỳ 6 tháng / lần. Để phát hiện và điều trị sớm những bệnh về răng miệng giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh.





Giữ sạch đôi tay
Có nhiều trẻ có thói quen đưa tay vào miệng. Nếu tay bẩn thì vô tình trẻ đưa vi khuẩn vào miệng mình. Điều này khiến những chỗ bị đau trong miệng bị tổn thương và trở thành yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm sưng lợi cũng như viêm ở các vị trí khác trong khoang miệng. Việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khan hơn.
Do đó, hãy hạn chế thói quen đưa tay lên miệng và luôn giữ cho tay trẻ sạch bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xa bông diệt khuẩn. Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Những người tham gia chơi, chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh tác nhân lây truyền bệnh cho trẻ.

About Unknown

Hi there! I am Hung Duy and I am a true enthusiast in the areas of SEO and web design. In my personal life I spend time on photography, mountain climbing, snorkeling and dirt bike riding.
«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply